Nhà Bè sắp lên quận, sốt đất lan nhanh về Nam Sài Gòn
Nhà Bè sắp lên quận, sốt đất lan nhanh về Nam Sài Gòn, theo các chuyên gia, mức tăng trưởng đáng chú ý của BĐS Nhà Bè trong quá trình lên quận sẽ kéo theo mặt bằng giá mới cho toàn khu vực phía Nam Sài Gòn.
Nhà Bè nhiều sức bật lên quận
- Cuối năm 2019, tại Hội nghị Thành ủy TP.HCM, 5 huyện gồm Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Cần Giờ đã được đề xuất quy hoạch từ huyện lên quận.
- Đồng thời, Thành ủy TP.HCM cũng đề nghị lãnh đạo các huyện trao đổi với sở, ngành liên quan để tính toán lộ trình 5 năm, 10 năm để chuyển lên quận hoặc quận có nông nghiệp.
- Với tốc độ đô thị hóa nhanh “chóng mặt”, Nhà Bè sẽ là tâm điểm mới của thị trường BĐS khu Nam Sài Gòn.
- Riêng về Nhà Bè, hiện huyện này có diện tích hơn 10.000ha, trong đó đất nông nghiệp còn 350ha (chiếm 3%).
- Chỉ cần qua 5 năm nữa, tỉ lệ hộ làm nông tại Nhà Bè sẽ xuống còn 0,1% nên không thể gọi là huyện được.
- Với những đặc trưng và lợi thế hiện có, nhiều chuyên gia nhận định Nhà Bè sẽ là huyện đầu tiên lên quận trong số 5 huyện được kiến nghị.
- Như vậy, việc nâng một huyện lên thành quận, không đơn thuần chỉ là một quyết định, mà là một bài toán quy hoạch bài bản với sự tham mưu của khá nhiều cấp, đơn vị và đoàn thể.
- Theo đó, Nhà Bè đang tiến tới xây dựng một bộ mặt mới đến năm 2025 với điểm nhấn là các đô thị thông minh kiểu mẫu với hạ tầng đồng bộ.
Bệ phóng BĐS
- Điều dễ thấy nhất là giá trị BĐS sẽ tăng nhanh tại các khu vực được nâng cấp quy hoạch từ huyện trở thành quận, thị xã lên thành phố hay đặc khu kinh tế…
- Tại huyện Thanh Trì (Hà Nội), trước thông tin lên quận vào năm 2025, giá nhà đất tăng trung bình 20 – 30% chỉ sau 8 tháng.
- Bên cạnh một số khu vực tăng khá ổn định, những tuyến đường chính ghi nhận mức tăng cao đột biến.
- Thậm chí ở khu vực mặt đường Trần Thủ Độ kéo dài, giá đất tại đây từng tăng vài chục triệu đồng/m² chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
- Giới đầu tư hẳn vẫn chưa quên câu chuyện dậy sóng của thị trường Phú Quốc, giá đất đã tăng phi mã gấp 2, gấp 3…
- Thậm chí gấp 10 lần chỉ sau một tháng, một ngày và thậm chí tính theo giờ khi đón nhận thông tin trở thành đặc khu kinh tế tương lai.
- Hay gần đây là câu chuyện của thị xã Lagi trong thời kì “quá độ” lên thành phố, giá nhà đất mặt tiền vào cuối năm 2019 dao động ở mức 25 – 35 triệu đồng/m2, tăng 20 – 30% so với thời điểm năm 2018, tăng gấp đôi so với giai đoạn 2017.
- Lại nói về Nhà Bè, là nơi có sức bật mạnh nhất trong nhóm các khu vực sẽ lên quận, giá BĐS tại đây sẽ tăng đáng kể trong tiến trình lên quận.
- Đơn cử, chỉ riêng từ năm 2017 đến nay, biên độ tăng giá đất cao nhất đã đạt mức gần 45%.
- Trên địa bàn Nhà Bè, nhất là khu vực giáp ranh quận 7 đã bùng nổ đô thị hóa với các dự án nhà ở mới, các công trình thương mại dịch vụ mọc lên san sát, hút theo một lượng lớn dân cư đổ về mua nhà và sinh sống.
- Thêm vào đó, Nhà Bè còn là cửa ngõ của khu vực phía Nam Sài Gòn, liền kề các dòng sông lớn và những mảng xanh tự nhiên.
- Đặc biệt hứa hẹn sẽ là một thị trường bất động sản liền thổ sôi động.
Cần Giuộc đón sóng
- Nhờ lợi thế hạ tầng được đẩy mạnh đầu tư, việc kết nối giao thương từ Nam Sài Gòn đến các khu vực lân cận đang ngày càng thuận lợi và nhanh chóng.
- Song song với cú huých nâng cấp Nhà Bè lên quận, việc nhiều dự án hạ tầng được triển khai, quy hoạch mở rộng… đang tạo nên hấp lực cho thị trường BĐS Nam Sài Gòn.
- Ngoài ra, khu vực này còn có lợi thế thừa hưởng những hạ tầng và tiện ích cao cấp của khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7.
- Xu hướng đầu tư tại khu Nam Sài Gòn hiện nay không chỉ dừng lại ở Nhà Bè mà còn giãn ra các đô thị vệ tinh giáp ranh
- Sức nóng từ Nhà Bè đang không ngừng lan tỏa xuống khu vực phía Nam, đầu tiên phải kể đến Cần Giuộc.
- Đây là khu vực có vị trí liền kề Khu đô thị – Cảng Hiệp Phước, siêu dự án cảng biển thuộc top lớn nhất Đông Nam Á và có nhiều KCN sạch, tập trung dân cư đông đúc và giàu tiện ích hiện đại.
- Theo các chuyên gia, mức tăng trưởng đáng chú ý của BĐS Nhà Bè trong quá trình lên quận sẽ kéo theo mặt bằng giá mới cho Cần Giuộc với biên độ tăng giá tối thiểu cũng phải 50% so với Nhà Bè.
- Hiện nay, trên các tuyến đường trọng yếu, giá BĐS Cần Giuộc ở mức 18 – 25 triệu đồng/m2, đã tăng gấp đôi chỉ trong 3 năm gần đây.
- Tiêu biểu nhất phải kể đến trục Nguyễn Văn Tạo, tuyến di chuyển nhanh nhất từ Nhà Bè – Cần Giuộc và tạo nên trục kết nối xuyên suốt cho các khu đô thị cảng biển lớn và KCN trên 2 địa bàn.
- Hiện nay, quỹ đất trên tuyến đường này đang được các ông lớn BĐS “chọn mặt gửi vàng” để phát triển nhiều khu đô thị tiềm năng.
- Xu hướng đầu tư tại khu Nam Sài Gòn hiện nay không chỉ bó hẹp tại Nhà Bè mà còn giãn ra các vùng giáp ranh.
- Trong đó, Cần Giuộc là nơi được săn đón nhất nhờ các lợi thế dễ thấy như mức giá còn “mềm” và thừa hưởng tất cả các quy hoạch hạ tầng quan trọng của khu vực.
Huyện Nhà Bè muốn lên quận vào năm 2025
Huyện Nhà Bè muốn lên quận vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng hơn 12%, thu ngân sách luôn đạt và vượt kế hoạch, huyện Nhà Bè đặt mục tiêu lên quận vào năm 2025.
- “Khai thác tiềm năng và nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội, chuẩn bị các điều kiện cơ bản để Nhà Bè sớm trở thành quận là một trong những mục tiêu trọng yếu của huyện thời gian tới”.
- Phó chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Võ Phan Lê Nguyễn nói tại Hội nghị Phát triển kinh tế – đô thị trên địa bàn huyện sáng 17/7.
- Nhấn mạnh đây cũng là mục tiêu mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Nhà Bè nhiệm kỳ 2020-2025 hồi tháng 5 đã đặt ra, ông Nguyễn bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp, các nhà đầu tư quan tâm đầu tư phát triển kinh tế – đô thị tại huyện.
- “Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành cùng các nhà đầu tư, tạo điều kiện để thúc đẩy đầu tư phát triển, nhất là các lĩnh vực nhà ở, giao thông, môi trường, y tế, logistics…”, lãnh đạo huyện Nhà Bè nói.
- Theo ông Nguyễn, thời gian qua huyện đã có sự chuyển mình vượt bậc với tốc độ tăng trưởng đạt hơn 12%.
- Trong đó, lĩnh vực thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn và tốc độ tăng trưởng cao nhất.
- Bộ mặt nông thôn, đô thị thay đổi nhanh chóng.
- Đời sống người dân được nâng lên cả về vật chất, lẫn tinh thần.
- Trong giai đoạn tới, Nhà Bè tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển huyện theo định hướng đô thị bền vững, phù hợp với chủ trương phát triển đô thị thông minh của thành phố.
- Phát triển đô thị hạ tầng kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế định hướng theo hướng thương mại, dịch vụ, công nghiệp.
- Về định hướng phát triển nhà ở, ông Nguyễn cho biết huyện sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu đô thị mới Phước Kiểng – Nhơn Đức.
- Phát triển các dự án dọc tuyến đường 15B từ cầu Phú Xuân đến cầu Cần Giờ; các dự án dọc theo đường Nguyễn Hữu Thọ.
- Khuyến khích phát triển các dự án nhà ở dọc theo hành lang đường Nguyễn Bình, quy hoạch nối dài đường – cầu Phước Lộc và đường Phạm Hùng là một trong những trục hành lang chính song song với quốc lộ 50 để kết nối TP HCM và Long An, Tiền Giang; khu quy hoạch đô thị mới xã Phước Kiểng với định hướng kết nối quận 7 và Nhà Bè…
- Cũng theo lãnh đạo huyện Nhà Bè, địa phương này có lợi thế về sông, kênh rạch.
- Các tuyến giao thông thủy có thể kết nối với bến Bạch Đằng, Cần Giờ và các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ.
- Do đó, các doanh nghiệp có thể đầu tư các công trình thủy; khai thác quỹ đất dọc các tuyến sông, rạch, kết hợp với du lịch thủy.
- Ngoài ra, huyện đã quy hoạch các khu đất để mời gọi các nhà đầu tư như: 166 ha tại xã Long Thới với định hướng là khu công viên du lịch 50 ha ở xã Nhơn Đức với tiềm năng phát triển loại hình hoa viên nghĩa trang; khu vực phát triển công nghiệp phụ trợ và bến bãi logistics ở khu vực xã Long Thới (tiếp giáp với cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường Nguyễn Hữu Thọ); khu đào tạo đại học khoảng 116 ha khu và trung tâm y tế kỹ thuật cao khoảng 41,9 ha ở xã Long Thới.
- Huyện cũng mong muốn các doanh nghiệp đầu tư một số khu tái định cư, các khu nhà ở xã hội tại xã Nhơn Đức và Phú Xuân để bố trí tái định cư cho các hộ dân phải giải tỏa trong các dự án.
- Cách trung tâm TP HCM khoảng 10 km về phía Nam, Nhà Bè có diện tích hơn 10.000 ha (xếp thứ 5 trong tổng số 24 quận, huyện của thành phố).
- Huyện được coi là cửa ngõ ra biển và cũng là trung tâm giao thông chính kết nối thành phố với các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ bằng cả đường bộ và thủy.
- Những công trình trọng điểm đã và đang triển khai như: hầm chui, cầu vượt Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ kết nối Nhà Bè với trung các quận 7, 4 và 1; cao tốc Bến Lức – Long Thành, cầu Cần Giờ kết nối huyện Nhà Bè, Cần Giờ với các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ.
- Bên cạnh đó, khu đô thị cảng Hiệp Phước được kết nối giao thông cũng với tuyến Metro Số 4 sẽ tạo bước đột phá phát triển đô thị mạnh mẽ trong tương lai.
- Khu công nghiệp – cảng biển lớn nhất TP HCM gồm các cụm cảng nằm dọc theo sông Soài Rạp gồm cảng container quốc tế SPCT, Tân cảng Hiệp Phước, cảng Quốc tế Long An và khu công nghiệp Hiệp Phước đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư với tổng số vốn hơn 43.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm hơn 10.000 lao động…
- Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, huyện Nhà Bè hiện chỉ còn 350 ha đất nông nghiệp (chiếm 3% tổng diện tích).
- Dự báo 5 năm nữa chỉ còn 109 hộ làm nông nghiệp – chiếm tỷ lệ 0,1% và đến năm 2030, Nhà Bè không còn hộ nào làm nông nghiệp.
- Do cơ cấu đất và số hộ làm nông nghiệp quá ít nên Nhà Bè có thể là huyện lên quận sớm nhất.
Theo Điều 6 Nghị định 62/2011 điều kiện để được lên quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
- Mật độ dân số đạt từ 10.000 người mỗi km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt từ 90% trở lên so với tổng số lao động.
- Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ – du lịch trong cơ cấu kinh tế đạt từ 90% trở lên.
- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh.
- Có quy hoạch phân khu đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.