Thiết kế nội thất quán cà phê và những điều cần biết

Thiết kế nội thất quán cà phê và những điều cần biết

Những năm gần đây, thị trường cà phê Việt Nam có sự bùng nổ, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quán cà phê, từ các quán dạng chuỗi, thương hiệu, quán bình dân cho đến các quán take-away. Vậy làm sao để việc kinh doanh thật hiệu quả và quán cà phê của bạn trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều khách hàng?
Ngày nay, khách hàng đến quán cà phê không chỉ để thưởng thức những thức uống hấp dẫn, đặc sắc mà hơn thế nữa là để tận hưởng, trải nghiệm những không gian mới lạ, thu hút; để thư giãn, trò chuyện với bạn bè, gia đình những lúc rảnh rỗi; hoặc để tạo cảm hứng làm việc và đặc biệt là để chụp ảnh lưu giữ những khoảnh khắc.
Chính vì những điều này mà thiết kế nội thất quán cà phê là vô cùng quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng.
Thiết kế nội thất quán cà phê không chỉ mang yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện được dấu ấn cá nhân riêng của mỗi chủ quán do đó cần phải được tư vấn bởi nhà thiết kế nội thất nhiều kinh nghiệm. Công ty TNHH Nội Thất Mỹ Thuật DG – đơn vị nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế quán cà phê xin gửi đến bạn những chia sẻ khi thiết kế nội thất quán cà phê. HOTLINE: 097.267.1100

1. Tạo bố cục không gian trong thiết kế nội thất quán cà phê

Không gian là một phần rất quan trọng để tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi đến quán. Mỗi quán cà phê lại phục vụ một đối tượng riêng biệt với tính cách, sở thích khác nhau. Nên cần được thiết kế theo phong cách sao cho phù hợp. Bạn nên để khoảng cách không gian rộng rãi, thoáng mát và hợp lý với không gian của quán giữa các hàng ghế để khách hàng có thể thư giãn, cũng là để dễ dàng hơn cho sự di chuyển của nhân viên và khách hàng. Những quán có diện tích lớn, việc phân chia thành các khu khác nhau sẽ tạo thêm điểm nhấn riêng. Bạn cũng nên chia ra những khu vực để tạo sự riêng tư cho khách hàng như khu vực dành cho VIP, cho đôi lứa đang yêu, khu vực dành cho nhóm bạn tụ tâp, sinh nhật… để việc sắp xếp bàn ghế được hợp lý nhất. Khách hàng đến quán thuộc nhiều đối tượng và bạn càng đáp ứng tốt được nhu cầu của nhiều người, bạn càng thành công.

thiết kế nội thất quán cà phê
Phân chia không gian khu vực ngoài trời & trong nhà

 

 

 

 

 

 

 

2. Ánh sáng

Ánh sáng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến không gian, bầu không khí của quán. Các loại ánh sáng từ nhiều loại đèn với nhiều màu sắc, kiểu dáng sẽ tạo ra sự ấm áp cho quán cà phê. Ánh sáng trong quán cần được kết hợp giữa ánh sáng trần, hai bên tường, trên bàn… Để tạo ra sự hài hòa giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Đôi khi nến và các loại đèn hương liệu cũng tạo ra nét đặc biệt tạo cảm giác thư giãn. Xu hướng nội thất quán cà phê đẹp hiện nay là tận dụng nguồn sáng từ tự nhiên và thiết kế quán cà phê cũng không phải ngoại lệ. Một vài ô cửa nhỏ sẽ giúp không gian quán được lan tỏa sức sống. Gợi lên cảm giác thông thoáng, dễ chịu và đầy thi vị.

thiết kế nội thất quán cà phê

 

3. Âm thanh

Thông thường, chủ quán nên chọn các thể loại nhạc xưa, không lời hay nhạc jazz, bosanova, nhạc đồng quê. Dù mô hình kinh doanh của bạn không phải trọng tâm vào cafe âm nhạc, bạn vẫn nên đầu tư vào việc thiết kế hệ thống âm thanh tốt. Khách hàng đến có thể thư giãn, có thể trò chuyện, có thể làm việc…nhưng họ đều sẽ cảm thấy thoải mái nếu được thưởng thức những những bản nhạc trữ tình sâu lắng hay nhạc không lời nhẹ nhàng. Âm nhạc chính là liệu pháp giảm stress hiệu quả giúp chúng ta lấy lại sự cân bằng và yên bình tận hưởng giây phút thư giãn hiếm hoi của cuộc sống.
Hãy cố gắng bố trí hệ thống âm thanh chất lượng, đây sẽ là điểm cộng hoặc nét riêng biệt khiến khách hàng yêu thích và coi không gian nội thất quán cafe độc đáo của bạn là nơi quen thuộc ghé tới mỗi ngày như một thói quen.

4. Phối màu trong thiết kế nội thất quán cà phê

Để có thể làm nên dấu ấn riêng thì bạn không thể bỏ qua bước phối màu. Để gây ấn tượng với khách hàng, bạn nên lắp đặt nội thất cũng như không gian hài hoà với nhau nhưng không dùng nhiều màu nóng hoặc xen kẽ màu nóng là các sắc màu lạnh làm phụ trợ một cách hợp lý. Như vậy có thể vừa tạo điểm đặc biệt vừa tạo cảm nhận thỏa mái và tránh cảm thấy ngột ngạt.
Thực tế việc lựa chọn màu sắc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phong cách thiết kế, mô hình kinh doanh, gu thẩm mỹ của chủ quán và đặc điểm diện tích của quán. Chẳng hạn như nếu bạn thiết kế quán cà phê theo phong cách hiện đại. Gam màu tươi sáng, trẻ trung sẽ làm chủ đạo. Nội thất quán cà phê nhỏ đẹp ưu tiên màu sáng, nhẹ nhàng. Không gian quán rộng lại nên chọn tông màu trầm ấm kết hợp ánh sáng nóng…
Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thiết kế, nghe tư vấn từ những chuyên gia về nội thất để đưa ra quyết định phù hợp nhất với quán cà phê của mình.

5. Cách trang trí khi thiết kế nội thất quán cà phê

Bạn có thể chọn những cách thiết kế riêng để trang trí cho quán cà phê của mình. Để tạo nên một phong cách riêng, khác biệt so với những quán khác. Bạn có thể dùng thêm các vật trang trí như cây cảnh, sách, truyện, tranh ảnh, đèn lồng… Đây là những ý tưởng hay để bạn tạo thêm điểm nhấn cho không gian quán cà phê của mình. Một vài khung tranh treo tường, giấy dán tường hoạ tiết độc đáo, một tác phẩm trên phiến đá hay trên tường luôn là những ý tưởng hay để khơi dậy tính nghệ thuật trong tiềm thức mỗi con người. Ngoài ra bạn có thể dùng thêm mảng cỏ trên tường, bể cá cảnh, hệ thống phun nước… để tạo cảm giác thoải mái, gần gũi vơi thiên nhiên, giúp mang lại những cảm giác tươi mới, thư thái cho khách hàng.
Tuy nhiên; nếu diện tích quán cà phê quá nhỏ bạn không nên trang trí quá rườm rà và tham chi tiết. Điều này khiến không gian bị “rối”. Bên cạnh đó, hãy chọn những mẫu thiết kế và vật trang trí có kích thước phù hợp. Để khách hàng vẫn luôn cảm thấy thoải mái trong không gian nhỏ.

thiết kế nội thất quán cà phê
Một cách trang trí tham khảo

Bàn ghế trong thiết kế nội thất quán cà phê cần được tính toán linh hoạt. Sao cho công năng sử dụng không gian đạt hiệu quả cao nhất. Chất liệu sử dụng cho bàn ghế quán cà phê cũng rất đa dạng. Ngoài loại mây tre quen thuộc, bạn có thể chọn loại ghế nệm, sắt nghệ thuật, gỗ, nệm lót. Mỗi loại chất liệu sẽ phù hợp với những phong cách thiết kế nội thất quán cafe khác nhau.

6. Chất liệu thường dùng trong thiết kế nội thất quán cà phê

Một điểm quan trọng nữa đó là chọn nguyên vật liệu làm điểm nhấn. Thường là vật liệu đá sỏi, gỗ, gạch men… tùy vào phong cách của quán mà thiết kế, gout hay kiểu cách khác nhau.
Các kiến trúc sư của DG sẽ giúp bạn tạo ra những phong cách vô cùng đa dạng và phong phú; chắc chắn sẽ tạo những điểm riêng cho không gian quán cà phê của bạn.
Nội thất cà phê hiện đại không nhất thiết phải đầu tư quá cao vào chất lượng; tuy nhiên phải nhất quán với phong cách thiết kế và mô hình kinh doanh. Khi nào cần sử dụng nội thất hiện đại sang trọng? Khi nào phải lựa chọn nội thất quán cà phê cũ hoài cổ? Màu sắc của nội thất như thế nào để đảm bảo sự nhất quán và hài hòa cho không gian? Đó là những vấn đề bạn cần lưu tâm. Đối với những chi tiết trang trí phụ như tranh ảnh, hoa lá, cây cỏ. Bạn cũng cần phải cân nhắc sao cho phù hợp với concept của quán. Nhất là với những thiết kế quán cà phê nhỏ.

7. Những điều cần tránh khi thiết kế nội thất quán cà phê

– Quán cà phê là kín thì cần chú tâm đến việc thiết kế hệ thống làm lạnh; nếu đối với không gian mở thì chú trọng đến việc thông thoáng gió tự nhiên; tránh nắng, bụi…
– Tránh thiết kế khu vực pha chế quá cách xa với khu vực bếp và kho; rất bất tiện cho việc di chuyển của nhân viên và phục vụ khách hàng.
– Nơi khách ngồi trong quán cafe tránh đặt cạnh WC.

– Tránh bố trí bàn ghế quá dày đặt tạo cảm giác ngột ngạt cho khách hàng.

Nếu bạn đang lên kế hoạch kinh doanh quán cà phê. Hãy tham khảo kỹ bài viết để có cái nhìn bao quát và cụ thể hơn về vấn đề này. Chúc bạn sớm có thể tìm được cho mình những ý tưởng tuyệt vời trong việc kinh doanh tương lai.


0/5


(0 Reviews)

Xem thêm
tỷ
%
năm
%

Lựa chọn thanh toán

(*)Vui lòng tải về file tiến độ thanh toán để xem đầy đủ hơn. Xin cảm ơn!

Kết quả: 0.00 tỷ

Số tiền có: 0 VNĐ
Số tiền vay: 0 VNĐ
Lãi cần trả: 0 VNĐ
Số tiền có: 0 VNĐ
Số tiền vay: 0 VNĐ
Lãi cần trả: 0 VNĐ
Tháng thanh toán
Số tiền
Tháng 1
0 VNĐ
Tháng 2
0 VNĐ
Tháng 3
0 VNĐ
Tháng 4
0 VNĐ
Tháng 5
0 VNĐ
Tháng 6
0 VNĐ
Tháng 7
0 VNĐ
Tháng 8
0 VNĐ
Tháng 9
0 VNĐ
Tháng 10
0 VNĐ
Tháng 11
0 VNĐ
Tháng 12
0 VNĐ