Masterise Group: Sự trỗi dậy của một ‘đế chế’
Masterise Group: Sự trỗi dậy của một ‘đế chế’, việc “dứt tình” với Thảo Điền – thương hiệu đã gây dựng hơn một thập kỷ.
- Để đến với tên gọi mới là dấu hiệu rõ nét về tham vọng trỗi dậy của Masterise Group.
- Hay nói chính xác hơn là nhóm chủ của tập đoàn này.
Từ Thảo Điền đến Masterise
- CTCP Đầu tư Thảo Điền (Thảo Điền Investment) thành lập vào năm 2007.
- Thành danh với sản phẩm đầu tay là dự án Khu dân cư cao cấp Masteri Thảo Điền (phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM).
- Khi ấy, thương hiệu “Thảo Điền” gắn liền với tên một phường ở Quận 2.
- Ít nhiều đã tạo điểm nhấn cho doanh nghiệp trên thị trường địa ốc Sài Thành.
- Đây cũng là tiền đề để công ty mở rộng thực hiện các dự án khác trong phạm vi TP.HCM như:
- Masteri An Phú (Quận 2).
- Masteri Millennium (132 Bến Vân Đồn, Quận 4).
- M-One Sài Gòn (Quận 7).
- M-One Gia Định (Quận Gò Vấp).
Tập Đoàn Masterise
- Tháng 11/2019, Thảo Điền Investment đã âm thầm đổi tên thành CTCP Tập đoàn Masterise (Masterise Group).
- Dịch sang tiếng Việt nôm na là “sự nổi lên của ông chủ“.
- Việc “dứt tình” với thương hiệu đã gây dựng hơn một thập kỷ.
- Để đến với tên gọi mới là dấu hiệu rõ nét về tham vọng trỗi dậy của Masterise Group.
- Hay nói chính xác hơn là nhóm chủ của tập đoàn này.
- Đổi tên, Masterise Group dần xuất hiện với tần suất dày hơn trên truyền thông.
- Tất nhiên là với chiều hướng chủ động.
Có lẽ cũng bởi vậy, mà ít người biết rằng từ thời “Thảo Điền“:
- Doanh nghiệp này đã là cái tên đáng chú ý, không chỉ ở phía Nam.
- Và cũng không gói gọn trong mảng địa ốc.
Dự Án Hàng Không SkyViet
- Giai đoạn năm 2016, bộ đôi pháp nhân có liên hệ tới Thảo Điền đã bỏ không ít công sức với dự án hàng không SkyViet:
- Và dù chết yểu sau đó khi không nhận được cái gật đầu của cơ quan quản lý.
- Dự án SkyViet đã cho thấy tầm nhìn lẫn tiềm lực đáng gờm của Masterise Group.
Masterise Liên Tục Mở Rộng Quỹ Đất Sạch
- Ở Hà Nội, trong 2 năm qua, một số pháp nhân có liên hệ với Masterise đã liên tục mở rộng quỹ đất sạch.
- Đơn cử, giai đoạn tháng 6/2019 – tháng 8/2019, Công ty TNHH MTV tư vấn và kinh doanh bất động sản TCO (công ty con của Công ty Đầu tư TCO Việt Nam) và Công ty TNHH Bất động sản Minh Tân Hà Nội.
- Lần lượt nhận chuyển nhượng. Từ Công ty TNHH đầu tư và phát triển đô thị Gia Lâm:
- Hơn 34,6 ha đất thuộc Khu đô thị Gia Lâm (huyện Gia Lâm, Hà Nội).
- Và 37.525 m2 đất thành phần dự án kể trên.
TCO Việt Nam
- Bên cạnh đó, TCO Việt Nam là chủ dự án Vinhomes Thăng Long.
- Dự án quy mô 24,2 ha, bao gồm 798 căn biệt thự, nhà vườn, nhà liền kề & nhà phố thương mại.
- Hay kín tiếng hơn, Masterise Group là đơn vị phát triển dự án Premier Berriver 390 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội của CTCP Đầu tư Xây dựng số 9 Hà Nội (Hanco 9).
- Dự án khởi công từ năm 2017 và bắt đầu bàn giao nhà từ quý IV/2019.
Dự Án Vinhomes Mễ Trì
- Cũng ít ai biết, dự án Vinhomes Mễ Trì quy mô 320.965 m2 (xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội).
- Ban đầu thuộc sở hữu của nhóm Masterise Group.
- Cụ thể là thông qua Công ty TNHH Quyền Tinh và các cổ đông liên quan góp vốn vào CTCP Phát triển Thể thao và Giải trí Mễ Trì.
- Doanh nghiệp dự án này sau đó được bán lại 100% cho nhóm Vinhomes.
Dấu ấn Masterise ở Ba Son
Công ty TNHH Đầu tư Minh Huy Land nhận chuyển nhượng từ Alpha King:
- Lô HH5-1; lô HH1, HH2 và HH3 do CTCP Đầu tư bất động sản Supreme quản lý.
- Ba lô HH4-1, HH4-2, HH4-3 có chủ mới là CTCP Đầu tư BĐS Elegance.
Minh Huy Land từng hợp tác đầu tư dự án Thảo Điền Masteri với Masterise Group.
- Ngày 16/10/2019, Minh Huy Land cũng đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với BĐS Supreme.
Bà Nguyễn Thị Minh Thư – Người đại diện pháp luật:
- Cổ đông nắm 25% cổ phần Minh Huy Land.
- Đứng tên nhiều thành viên khác trong hệ sinh thái Masterise Group như:
Trung Nam Group
- Không chỉ bất động sản và hàng không.
- Nhóm Thảo Điền cũng không giấu diếm cuộc chơi năng lượng.
- Với việc hợp tác cùng Trung Nam Group thành lập CTCP Thủy điện Trung Nam Bác Ái – nay là CTCP Điện gió Trung Nam Gia Lai – Xã Trang.
- Công ty có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó nhóm cổ đông của Trung Nam Group nắm giữ 50%.
- Nhóm Masteries Group – TCO Việt Nam nắm giữ 50%.
- Việc đổi tên thành Masterise Group, không loại trừ là dấu hiệu cho sự trỗi dậy của một tập đoàn đa ngành.
Doanh Nghiệp “Họ” Masterise
- Song song với động thái đổi tên, một loạt doanh nghiệp “họ” Masterise cũng được thành lập dồn dập.
- Trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây, với cùng một mức vốn điều lệ là 20 tỷ đồng.
Đơn cử, CTCP Đầu tư Masteri thành lập vào tháng 7/2019:
- Hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn và giúp đỡ kinh doanh.
- Dịch vụ lập kế hoạch, tổ chức, hoạt động hiệu quả, thông tin quản lý (trừ tư vấn tài chính, kế toán, pháp lý).
Cơ Cấu Cổ Đông
- Cơ cấu cổ đông gồm: CTCP Đầu tư Thảo Điền (98%), Nguyễn Thanh Bình (1%) và Phan Thị Ánh Tuyết (1%);
- Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Masterise Homes (kinh doanh chính bất động sản) thành lập tháng 11/2019.
- Công ty TNHH Phân phối Masterise Retail (bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp).
- Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Masterise Center (tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại).
- Công ty TNHH Dịch vụ Khách sạn Masterise Hotels (dịch vụ lưu trú ngắn ngày) cùng được thành lập vào tháng 2/2020.
- Công ty TNHH Quản lý Bất động sản Masterise Property (tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất) thành lập tháng 4/2020.
Vị Trí Cấp Cao
Một điểm lưu ý khác, vị trí cấp cao ở các công ty này do:
- Bà Phan Thị Ánh Tuyết sinh năm 1974) – Tổng giám đốc.
- Người đại diện theo pháp luật Masterise Group, hay ông Trần Quốc Hoài (sinh năm 1977) nắm.
Bí ẩn nhóm chủ Masterise
- Chặng đường phát triển của tập đoàn 13 năm tuổi gắn liền với dòng tín dụng từ một nhà băng tư nhân hàng đầu hiện nay.
- Mối quan hệ khăng khít đến độ không ít đồn đoán rằng Masterise Group và nhà băng này như “người một nhà“.
- Tất nhiên, vị này chưa từng lên tiếng khẳng định hay phủ nhận.
Nhà Băng Việt Nam Đầu Tư Bất Động Sản
- Việc các nhóm chủ nhà băng Việt Nam đầu tư bất động sản là chuyện rất… bình thường.
- Song khác với những:
- Hoa Lâm (VietBank).
- Him Lam (Lienvietpostbank).
- Việt Phương (VietABank).
- Sovico (HDBank).
- Hoàn Cầu (Nam A Bank).
- Gami (NCB).
- BRG (SeaBank).
- Geleximco (ABBank).
- T&T (SHB).
- Vốn đầu tư vào ngân hàng sau khi đã có cơ ngơi bất động sản đồ sộ.
- Thì một số ông chủ nhà băng lại quay ra làm địa ốc sau khi đã có chỗ đứng trong giới buôn tiền.
- Chẳng hạn VPBank, OCB, hay sẽ không bất ngờ nếu là tiếp tục là trường hợp của Masterise Group.
- Phải khẳng định rằng việc các đại gia ngân hàng đầu tư địa ốc cũng là rất bình thường.
- Miễn là họ tuân thủ các quy định về an toàn tín dụng, với mục đích phát triển lành mạnh cả thị trường địa ốc lẫn ngân hàng.
(Theo Nhà Đầu Tư)
Lựa chọn thanh toán
(*)Vui lòng tải về file tiến độ thanh toán để xem đầy đủ hơn. Xin cảm ơn!