Định Hình 3 Phân Vùng Phát Triển Đô Thị
Định Hình 3 Phân Vùng Phát Triển Đô Thị, trong quy hoạch vùng H.Long Thành đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, ngoài việc định hướng đưa khu vực trung tâm trở thành đô thị loại III, vùng sẽ có thêm đô thị Bình Sơn (đô thị loại IV) và đô thị Phước Thái (đô thị loại V).
- Vùng Long Thành được đánh giá là vùng phát triển với nhiều tiềm năng.
Vùng H.Long Thành Sẽ Có 3 Đô Thị
Theo Viện Nghiên cứu thiết kế đô thị, Bộ Xây dựng – đơn vị thực hiện lập quy hoạch vùng H.Long Thành – trong định hướng tổ chức không gian đô thị với mục tiêu tập trung khai thác lợi thế về:
- Quỹ đất.
- Hạ tầng kinh tế.
Thì khu vực đô thị vùng H.Long Thành sẽ được phân chia thành 3 phân vùng phát triển.
Ba Phân Vùng
- Đô thị Long Thành (bao gồm TT.Long Thành mở rộng và khu phức hợp công nghiệp – đô thị – dịch vụ Long Thành),.
- Đô thị Bình Sơn.
- Đô thị Phước Thái.
Quỹ Đất Dự Phòng Mở Thêm Đường Băng Cho Cảng Hàng Không Long Thành
- Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh, trong quy hoạch vùng H.Long Thành cần có tính toán để mở thêm các đường băng của sân bay Long Thành.
- Trên thực tế các sân bay lớn trên thế giới đều có 6, 7 đường băng.
- Do đó, cần tính toán kỹ có quỹ đất dự phòng để tăng số đường băng của sân bay Long Thành từ 4 đường băng theo thiết kế hiện nay có thể tăng thêm để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
3 Phần Vùng Phát Triển Được Định Hướng Phát Triển Dựa Vào Lợi Thế Riêng
- Kiến trúc sư Nguyễn Chí Hùng, Chủ nhiệm đồ án Quy hoạch vùng H.Long Thành cho hay, 3 phân vùng phát triển đô thị của vùng H.Long Thành đều được định hướng phát triển dựa vào những đặc điểm lợi thế riêng.
- “Mục tiêu là đến năm 2030, vùng H.Long Thành sẽ có 3 đô thị theo các phân vùng trên” – ông Nguyễn Chí Hùng cho biết.
Long Thành Được Định Hướng Trở Thành Trung Tâm Nghiên Cứu Chuyển Giao Công Nghệ
- Cụ thể, đối với đô thị Long Thành sẽ được định hướng trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ chất lượng cao.
- Đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp công nghệ cao, trung tâm y tế cấp vùng.
- Định hướng này được đưa ra dựa trên vị trí của phân vùng là cửa ngõ giao thông phía Tây Nam TP.Biên Hòa và phía Đông của TP.HCM.
“Do nằm ở khu vực trung tâm nên đô thị Long Thành cũng sẽ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của H.Long Thành” – kiến trúc sư Nguyễn Chí Hùng nhấn mạnh.
Đô Thị Bình Sơn Được Định Hướng Trở Thành Đô Thị Sân Bay
- Đối với đô thị Bình Sơn, do nằm sát với cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành nên được định hướng trở thành đô thị sân bay.
- Đô thị này sẽ là trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính, logistics gắn liền với sân bay Long Thành. Với định hướng đó, đô thị Bình Sơn cũng được xác định sẽ là đầu mối giao thông của vùng.
Đô Thị Phước Thái
- Trong khi đó, với vị trí nằm gần cụm cảng biển nhóm 5 gồm cảng Nhơn Trạch, Gò Dầu, Phú Xuân và cảng Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), đô thị Phước Thái được định hình là đô thị gắn với hoạt động cảng biển.
- Mục tiêu phát triển của đô thị Phước Thái là trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa, kho vận cấp vùng.
Ông Nguyễn Phong An, Phó chủ tịch UBND H.Long Thành cho biết, theo đồ án quy hoạch xây dựng, vùng H.Long Thành sẽ được phân thành 5 phân vùng phát triển xác định bởi địa giới hành chính, các tuyến giao thông chính và địa hình tự nhiên gồm:
- Vùng đô thị – công nghiệp phía Bắc sân bay Long Thành (bao gồm các xã An Phước, Long Đức, Lộc An).
- Vùng đô thị hỗn hợp – sinh thái nông nghiệp phía Nam sân bay Long Thành (bao gồm các xã Phước Bình, Tân Hiệp và một phần xã bàu Cạn).
- Vùng lâm nghiệp – du lịch sinh thái phía Đông Bắc (bao gồm xã Bình An, Cẩm Đường và phần còn lại xã Bình Sơn).
- Vùng sinh thái nông nghiệp công nghệ cao – đô thị xanh – thông minh phía Tây (bao gồm xã Long Phước và Long An).
- Vùng khu vực chức năng đặc thù sân bay Long Thành (nằm tại xã Bình Sơn).
“Trong 5 vùng phát triển không gian này sẽ tập trung phát triển đô thị hóa ở 3 khu vực được định hướng trở thành các đô thị là đô thị Long Thành, Bình Sơn và Phước Thái” – ông Nguyễn Phong An cho biết.
Động Lực Phát Triển Từ Mạng Lưới Giao Thông
- Vùng H.Long Thành là đầu mối giao thông của khu vực nằm ở vị trí cửa ngõ thông ra khu vực phía Bắc của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời là trung tâm kết nối 3 vùng gồm: Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung và Tây nguyên.
- Với vị trí đó, đây là khu vực tập trung dày đặc mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không.
- Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng khẳng định, sân bay Long Thành sắp được khởi công xây dựng cùng các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy đi qua khu vực chính là động lực để vùng H.Long Thành phát triển.
- “Mục tiêu của Đồng Nai là quy hoạch để tận dụng các lợi thế đưa Long Thành trở thành thành phố trong tương lai” – Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng nhấn mạnh.
Điểm Nóng Phát Triển Hệ Thống Giao Thông
- Trên thực tế, hiện nay vùng H.Long Thành đang là một trong những điểm “nóng” phát triển hệ thống giao thông.
- Ngoài “siêu dự án” Sân bay Long Thành sẽ được khởi công xây dựng trong thời gian tới, trên địa bàn hiện cũng đã có các tuyến đường cao tốc, quốc lộ được triển khai xây dựng như: đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; đường cao tốc Bến Lức – Long Thành; quốc lộ 51.
- Ngoài ra, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Vành đai 4, đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu cũng đã được quy hoạch xây dựng.
- Theo kiến trúc sư Nguyễn Chí Hùng, mạng lưới giao thông kết nối chính là lợi thế phát triển rõ ràng của vùng H.Long Thành.
- Tuy nhiên, hệ thống giao thông đối ngoại, nhất là các tuyến cao tốc, cũng gây ra sự chia cắt đối với không gian phát triển của khu vực.
- Do đó, việc phân chia vùng H.Long Thành thành 5 phân vùng phát triển xác định bởi địa giới hành chính, các tuyến giao thông chính sẽ đảm bảo sự kết nối các đô thị của vùng trong tương lai.
Cần tính toán kỹ quy mô dân số
- Trong đồ án quy hoạch, đơn vị tư vấn đưa ra 2 phương án về quy mô dân số của vùng H.Long Thành.
- Theo phương án 1, dựa trên tỷ lệ tăng trưởng dân số hằng năm, đơn vị đưa ra dự báo về quy mô dân số đến năm 2030, vùng H.Long Thành sẽ có khoảng 330-340 ngàn người.
- Trong khi đó, phương án 2, dựa trên các quy hoạch đã được phê duyệt và đang nghiên cứu, đơn vị tư vấn đưa ra dự báo đến năm 2030, vùng H.Long Thành sẽ có quy mô dân số khoảng 353 ngàn người.
- Theo ông Nguyễn Chí Hùng, với tình hình thực tế, đơn vị đã lựa chọn phương án 1 là phương án để nghiên cứu đồ án quy hoạch xây dựng vùng H.Long Thành.
Tác Động Của Các Dự Án Lớn Đến Quy Mô Dân Số
- Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh, trong phương án quy hoạch cần tính toán kỹ quy mô dân số, nhất là phải tính đến tác động từ các dự án lớn sẽ được triển khai xây dựng.
- “Dân số tăng hay không sẽ phụ thuộc vào sân bay Long Thành và hệ thống giao thông kết nối.
- Sân bay được xây dựng càng nhanh thì thì dân số sẽ phát triển nhanh” – Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh cho hay.
Tốc Độ Phát Triển Dân Số Phải Bám Sát Tốc Độ Phát Triển
- Đồng thuận với đánh giá này, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho rằng, khu vực vùng H.Long Thành là khu vực để phát triển, do đó việc dự đoán tốc độ phát triển dân số phải bám sát tốc độ phát triển.
- Bởi, nếu không tính toán đúng quy mô dân số, các quy hoạch sẽ trở nên bất ổn.
- “Phải khẳng định vùng H.Long Thành là vùng để phát triển, dư khu đất nào là có nhà đầu tư liên hệ đăng ký đầu tư, không có chuyện thiếu nhà đầu tư tại khu vực này.
- Do đó, khi tính toán quy mô dân số phải phù hợp với tốc độ phát triển để quy hoạch hợp lý” – Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng nhấn mạnh.
Lựa chọn thanh toán
(*)Vui lòng tải về file tiến độ thanh toán để xem đầy đủ hơn. Xin cảm ơn!