Trong thế giới làm SEO, công cụ phân tích đối thủ là một yếu tố cực kì quan trọng để đưa ra được chiến lược SEO phù hợp. Và là chiến thuật khôn ngoan cho tất cả những ai có tầm nhìn xa. Bởi có một chân lí mãi trường tồn ” Biết người biết ta trăm trận trăm thắng“. Đó là bước đi ngắn nhất để biết chúng ta đang ở đâu và đối thủ đang như thế nào.
Vậy thì công cụ phân tích đối thủ trong SEO để làm gì?
Nó có ý nghĩa to lớn như nào?
Aherfs mang lại lợi ích gì đặc biệt so với các công cụ phân tích đối thủ trong Seo khác?
Tất cả những vấn đề đó đều được nhiều trung tâm đào tạo SEO nào cũng dạy. Tuy nhiên, trung tâm đào tạo Seo chuyên nghiệp ngoài việc cung cấp những vấn đề đó còn đi sâu vào công cụ phân tích đối thủ SEO Aherfs được cả thế giới tin dùng.
Có Thể Bạn chưa Biết về công cụ phân tích đối thủ SEO Aherfs?
Ahrefs Là Gì?
Công cụ phân tích đối thủ SEO Ahrefs là công cụ rất phổ biến được cả thế giới tin dùng. Ở Việt Nam, các SEOer cũng không ngoại lệ điều đó. Do công cụ phân tích đối thủ SEO Ahrefs rất nổi tiếng. Ahrefs là một công cụ bên thứ 3 dùng để phân tích tình trạng hồ sơ Backlink, Traffic cũng như Content của Website mình và đối thủ. Aherfs được biết tới là phần mềm lưu trữ dữ liệu Backlink lớn nhất và cũng là công cụ nghiên cứu Backlink tốt nhất hiện nay.
Công Cụ Phân Tích Đối Thủ Trong SEO Để Làm Gì? Có Ý Nghĩa Như Nào?
- Tìm hiểu những gì hoạt động và những gì không trong lĩnh vực của bạn.
- Tìm điểm yếu của đối thủ cạnh tranh và tận dụng chúng.
- Tìm điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh và nhân rộng chúng.
- Nắm được hướng đi SEO để ưu tiên trong tương lai.
- Nắm mức độ khó vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trong SERPs.
- Để nghiên cứu, phân tích về đối thủ của mình. Chẳng hạn như:
Hiểu được đối thủ đang làm những gì?
Họ tối ưu website như thế nào?
Offpage của họ ra sao?
👉👉Từ những dữ liệu phân tích được, chúng ta có thể đưa ra mục tiêu cụ thể để vượt lên trên đối thủ. Hơn thế nữa là có chiến lược SEO tốt nhất cho mình.
Công Cụ Phân Tích Đối Thủ SEO bằng Aherfs
Ở Aherfs có 2 chức năng quan trọng là Site explorer và Keywords explorer mà ai cũng không thể bỏ qua khi sử dụng Aherfs.
1. Phân tích toàn bộ website đối thủ (Site explorer):
Bước 1:
Bạn điền URL website đối thủ bạn muốn phân tích vào thanh tìm kiếm. Ahrefs sẽ trả lại kết quả các chỉ số quan trọng để phân tích, đưa ra chiến lược của bạn. Mình sẽ lấy ví dụ website Faceseo.vn của Linh Nguyen để phân tích.
- Ahrefs Rank: thứ hạng Website theo Ahrefs xếp hạng, chủ yếu dựa trên DR.
- UR: sức mạnh của URL được phân tích, dựa trên toàn bộ hệ thống link của URL đó. Đây chính là chỉ số Ahrefs có liên quan nhất với xếp hạng của Google.
- DR: sức mạnh của Backlink trỏ về toàn bộ tên miền đó.
- Backlinks: số lượng Backlink từ bên ngoài trỏ đến. Backlink càng nhiều và càng chất lượng thì thứ hạng càng cao.
- Referring domains: số lượng tên miền trỏ đến. Số lượng tên miền càng nhiều thì càng tốt, vì tạo được sự đa dạng trong Backlink.
- Organic keywords: số lượng từ khóa tự nhiên của website. Từ khóa càng nhiều thì Website có nội dung càng đa dạng, cung cấp nhiều thông tin cho người truy cập.
- Organic traffic: số lượng truy cập tự nhiên vào website.
- Traffic value: ước tính giá trị mà lượng truy cập mang đến.
Bước 2:
Ngay phía dưới các chỉ số, Ahrefs cung cấp các biểu đồ lịch sử các chỉ số. Điều này giúp bạn theo dõi được quá trình phát triển của website qua từng khía cạnh. Hình phía dưới thể hiện lịch sử Organic traffic của website.
Bước 3:
Tất cả các chỉ số thể hiện sức mạnh của Website. Khi bạn click chuột vào Backlinks, Referring domains, Organic keywords thì Ahrefs sẽ phân tích các chỉ số này.
Ví dụ, tại Referring Domains bạn sẽ thấy thông tin chi tiết của từng domain trỏ về website. Cột thông số Links to target sẽ hiển thị chính xác số lượng và điểm danh các Backlinks trỏ về. Cột thông số dofollow cho biết có bao nhiêu Backlink là dofollow.
Bước 4:
Bạn phân tích Organic keyword với các bộ lọc như:
- Position: vị trí của từ khóa trên Google search
- Volume: số lượng người tìm kiếm trung bình
- KD: độ khó của từ khóa, giá trị càng lớn thì website của bạn phải mạnh mới có thể lên top Google
- CPC: chi phí quảng cáo cost per click của từ khóa
- Traffic: số lượng truy cập vào website đang phân tích
- Word count: số lượng từ trong từ khóa
- SERP: bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của từ khóa
Bước 5
Để lọc kết quả, bạn click vào bộ lọc cần thực hiện và chọn thông số > sau đó chọn Apply. Ví dụ:
2. Nghiên cứu từ khóa (Keyword explorer)
Muốn nghiên cứu 1 từ khóa bất kỳ, bạn gõ từ khóa vào khung, chọn quốc gia Vietnam và click vào icon tìm kiếm.
Ahrefs trả ra kết quả phân tích về từ khóa với các thông số về độ khó, số lượng tìm kiếm, lượt click, giá quảng cáo CPC.
Menu bên trái sẽ cho bạn tùy chọn gợi ý từ khóa như:
- All keyword ideas: tất cả các từ khóa khác có thể liên quan đến từ khóa đang phân tích.
- Phrase match: từ khóa có chứa những chữ giống như từ khóa đang phân tích.
- Having same terms: cùng chung ý tưởng, có liên quan.
- Also rank for: các từ khóa cũng được xếp hạng khi gõ từ khóa đang phân tích.
- Search suggestions: đề xuất tìm kiếm.
- Newly discovered: những từ khóa mới.
- Questions: câu hỏi có chứa từ khóa.
Khi bạn chọn 1 tùy chọn bất kỳ, Ahrefs sẽ phân tích và liệt kê ra các từ khóa tương ứng. Ví dụ như hình bên dưới là tùy chọn Phrase match.
👉👉Như vậy, với hai chức năng là Site explorer và Keywords explorer của Ahrefs, bạn đã sở hữu được chiến lược SEO và xây dựng content cho Website của mình rồi.
Kết Luận
Bài viết ở trên đã cập nhật công cụ phân tích đối thủ SEO Ahrefs được cả thế giới tin dùng. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ nó tới người khác nhé! Nếu bạn có vấn đề khó khăn thì hãy liên hệ với trung tâm đào tạo seo chuyên nghiệp tại https://centralland.com.vn/dao-tao-seo/ để nhận được sự hỗ trợ từ chúng tôi nhé!
HOTLINE: 0896 477 049 – ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ MIỄN PHÍ.