Sau Đông và Nam Sài Gòn, “đại gia” bất động sản đua nhau về Tây Bắc Củ Chi

Hàng loạt nhà đầu tư như Vingroup, Tuần Châu… rót vốn vào Khu đô thị Tây Bắc, hứa hẹn sẽ giúp khu vực này trở thành Phú Mỹ Hưng thứ hai.

Hút vốn nhà đầu tư

Lâu nay, Khu đô thị Tây Bắc gồm quận 12 và huyện Củ Chi, Hóc Môn như đang “ngủ quên”, nằm ngoài dòng chảy sôi động của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, với việc TP.HCM quy hoạch lại hướng phát triển triển từ phía Nam sang Tây đã kéo theo hàng loạt nhà đầu tư chạy đua “xí” đất ở đây, hứa hẹn sẽ giúp khu đô thị này lột xác ngoạn mục trong tương lai gần.

Điển hình, trong bản cáo bạch về chào bán trái phiếu ra công chúng của Tập đoàn Vingroup, theo giấy chứng nhận số 72/GCN-UBCK cấp ngày 30/11/2018, ở trang 37 có thể hiện, Công ty TNHH Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam đã là công ty con của Vingroup với tỷ lệ sở hữu 97,9%.

Công ty TNHH Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam được UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư số 411043000651 ngày 1/7/2008 và là chủ đầu tư dự án Khu đô thị đại học Quốc tế Việt Nam ở xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn với diện tích khoảng 925ha. Tổng vốn đầu tư theo công bố năm 2008 là 3,5 tỷ USD.

Theo quy hoạch 1/2000 được phê duyệt tháng 4/2012, Khu đô thị đại học Quốc tế Việt Nam gồm khu giáo dục phục vụ di dời các trường, viện trường, các trung tâm đào tạo trung học chuyên nghiệp, đại học của TP.HCM, khu dân cư, tái định cư, khu thương mại, dịch vụ, khu giải trí, y tế, thể thao, khu công viên, công viên công nghệ thông tin.

Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup còn quyết định đầu tư dự án Khu công viên sinh thái động vật bán hoang dã Safari với diện tích khoảng 400ha ở Củ Chi.

Quy hoạch khu đô thị

Tập đoàn Tuần Châu cam kết trong 18 tháng sẽ hoàn thành, đưa vào vận hành tuyến đường này. Doanh nghiệp cho biết, đã làm việc, liên kết với các đối tác như ngân hàng, nhà thầu, các tập đoàn về vật liệu xây dựng… thu xếp xong vốn cho dự án.

Ngoài Vingroup và Tuần Châu, Khu đô thị Tây Bắc còn chứng kiến hàng loạt nhà đầu tư khác đang gom đất để phân lô bán nền. Điển hình, một số dự án đang được mở bán như Metro City của Công ty Cổ phần Yeshouse đang ra hàng hơn 100 nền với giá 12 triệu đồng/m2, dự án Five Star bán giá hơn 20 triệu đồng/nền, Khu dân cư sát chợ Gò Đen, Khu dân cư T&T Group.

Đáng chú ý, hầu hết các dự án đều có thanh khoản khá tốt và tăng giá mạnh chỉ trong một thời gian ngắn. Chẳng hạn, Khu dân cư An Sương, phường Đông Hưng Thuận, quận 12 của Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC) đang được giao dịch với mức tăng tăng ấn tượng. Mức độ tăng giá của dự án này dao động trung bình 15-25%/năm, một số nền tăng 30-45%/năm.

Ông Trần Dũng Tuấn, Giám đốc Kinh doanh Tiếp thị Công ty HDTC cho biết, Khu dân cư An Sương có quy mô 64ha được phát triển hạ tầng hoàn thiện và đồng bộ, có pháp lý rõ ràng và đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, hệ thống xử lý nước thải, đường xá. Hiện tại, dự án đã có hạ tầng đầy đủ đồng bộ và sổ đỏ từng nền.

Hai “đại gia” bất động sản của TP.HCM là Tập đoàn Novaland và Hưng Thịnh Corp cũng đang “xí” đất ở Khu đô thị Tây Bắc để thực hiện các dự án trong tương lai. Ngoài ra, còn có các doanh nghiệp khác như Him Lam Land, L&L Group, Phúc Khang Corp… cũng đang rục rịch triển khai dự án ở đây.

Nhờ hạ tầng phát triển – hệ thống giao thông thông minh

Không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt Tập đoàn lớn chuyển hướng rót vốn vào Khu đô thị Tây Bắc. Việc quy hoạch lại định hướng phát triển từ phía Nam Sài Gòn sang khu Tây Bắc là nền móng vững chắc để các doanh nghiệp đón đầu cơ hội đầu tư.

“Việc điều chỉnh hướng quy hoạch phát triển đô thị chủ đạo này sẽ giúp TP.HCM ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng trong tương lai gần và giúp TP.HCM phát triển bền vững”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nói.

Ngoài quy hoạch định hướng chuyển dịch hướng phát triển, Khu đô thị Tây Bắc cũng đang được đầu tư hàng loạt tuyền đường giao thông trọng điểm. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của tỉnh Tây Ninh về việc sớm triển khai dự án cao tốc TP.HCM – Củ Chi – Mộc Bài.

Thông tin mới về dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài | Đô thị | PLO

Dự án cao tốc TP.HCM- Củ Chi – Mộc Bài là 1 trong 7 dự án đường cao tốc ở phía Nam, nằm trong tổng số 21 tuyến cao tốc trong “Quy hoạch tổng thể mạng lưới cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xem thêm:  https://plo.vn/do-thi/thong-tin-moi-ve-du-an-cao-toc-tphcm-moc-bai-888944.html

Tuyến cao tốc này có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 4 làn xe với khoảng 10.727 tỷ đồng, giai đoạn 2 nâng lên 6-8 làn xe với vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng. Dự án có điểm đầu tại giao cắt giữa đường Vành đai 3 với tỉnh lộ 15 của TP.HCM, điểm cuối tại Quốc lộ 22 thuộc khu vực cửa khẩu Mộc Bài.

Hướng tuyến của dự án phù hợp với quy hoạch chung của huyện Củ Chi và tỉnh Tây Ninh. Song song với tuyến đường cao tốc, dự án hầm chui tại nút giao thông An Sương trên Quốc lộ 22 đi Củ Chi kết nối với Tây Ninh đang gấp rút hoàn thiện để đưa vào hoạt động trong đầu năm 2019. Ngoài ra, TP.HCM cũng chuẩn bị mở rộng hang loạt tuyến giao thông trọng điểm như Tỉnh lộ 8, Tỉnh lộ 9, Tỉnh lộ 15.

Khi các dự án này được đầu tư và hoàn thiện đưa vào sử dụng thì các phương tiện giao thông có thể đi với tốc độ nhanh và an toàn hơn tới các khu kinh tế cửa khẩu, đô thị vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế của vùng và khu vực Asean… Đây cũng là nền tảng tạo cú hích phát triển cho khu đô thị Tây Bắc.

“Các dự án hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư xây dựng kết nối trung tâm TP.HCM với khu vực Củ Chi, Hóc Môn. Các dự án có quy mô lớn được tái khởi động, quỹ đất dồi dào, cao ráo… sẽ là động lực để cửa ngõ Tây Bắc TP.HCM bức phá phát triển. Trong tương lai gần, Khu đô thị Tây Bắc sẽ là Phú Mỹ Hưng thứ 2 của TP.HCM”, chuyên gia kinh tế Lê Minh Hoàng, trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhận định.

Nhìn ở góc độ quy hoạch, ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM cho biết, địa hình TP.HCM như một cạnh huyền. Từ Củ Chi về tới Cần Giờ chênh nhau vài mét, về độ cao. Do đó, Khu đô thị Tây Bắc là nơi ít bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Hiện tại, TP.HCM đang muốn dịch chuyển dân số ra khu vực ngoại thành. Kế hoạch thực hiện không phải bằng mệnh lệnh hành chính mà bằng quy hoạch. Cụ thể, TP.HCM sẽ hạn chế chỉ tiêu dân số, duyệt dự án ở khu vực nội thành. Ngược lại, ở khu vực ngoại thành sẽ tạo điều kiện tối đa, tăng chỉ tiêu dân số, hệ số sử dụng đất.

“Nhà đầu tư thấy khó làm dự án ở nội thành sẽ chạy ra ngoại thành và kéo dân về đó sinh sống. Hiện tại, cứ có nhà đầu tư mới là TP.HCM giới thiệu lên Khu đô thị Tây Bắc. Đây là nơi quỹ đất còn dồi dào, địa chất chắc chắn và cao ráo. Vấn đề còn lại là hạ tầng kết nối để thúc đẩy sự phát triển của vùng đất này”, ông Toàn nói.


5/5


(1 Review)

Xem thêm
tỷ
%
năm
%

Lựa chọn thanh toán

(*)Vui lòng tải về file tiến độ thanh toán để xem đầy đủ hơn. Xin cảm ơn!

Kết quả: 0.00 tỷ

Số tiền có: 0 VNĐ
Số tiền vay: 0 VNĐ
Lãi cần trả: 0 VNĐ
Số tiền có: 0 VNĐ
Số tiền vay: 0 VNĐ
Lãi cần trả: 0 VNĐ
Tháng thanh toán
Số tiền
Tháng 1
0 VNĐ
Tháng 2
0 VNĐ
Tháng 3
0 VNĐ
Tháng 4
0 VNĐ
Tháng 5
0 VNĐ
Tháng 6
0 VNĐ
Tháng 7
0 VNĐ
Tháng 8
0 VNĐ
Tháng 9
0 VNĐ
Tháng 10
0 VNĐ
Tháng 11
0 VNĐ
Tháng 12
0 VNĐ