Theo báo cáo thị trường bất động sản quý III của Savills được công bố chiều 15/10, nguồn cung mới của sản phẩm nhà phố, biệt thự của thị trường TP.HCM đang rất hạn chế.
Đưa ra con số về nguồn cung sơ cấp chỉ hơn 840 sản phẩm nhà phố và biệt thự, ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam, cho rằng đây là con số “vô cùng thấp”.
“Trong quý III, thị trường đón nhận 220 sản phẩm mới, giảm 65% theo quý và 62% theo năm, mức thấp nhất trong 4 năm trở lại đây”, ông nói.
Giải thích về tình trạng này, ông cho rằng quỹ đất hạn hẹp và quy trình pháp lý bị thắt chặt là nguyên nhân chính khiến nguồn cung hạn hẹp. Gần đây, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM cũng đưa ra công văn kiến nghị yêu cầu thắt chặt quản lý việc phân lô, tách thửa trên địa bàn thành phố. Công văn này nhằm tăng tính hiệu quả của Quyết định số 60/2017/QĐ-HĐND về việc phân lô tối thiểu.
Chuyên gia cho rằng trong thời gian tới, nguồn cung đất nền cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Trong quý III/2019, chỉ có khoảng 400 giao dịch nhà phố/biệt thự tại TP.HCM và tỷ lệ hấp thụ đạt 47%. Chuyên gia phân tích khách hàng có ít lựa chọn do nguồn cung hạn chế và lượng hàng tồn có giá cao. Cụ thể hơn 75% nguồn cung sơ cấp có giá hơn 300.000 USD/căn.
Trong khi đó đất nền có tình hình tốt với lượng giao dịch ghi nhận và tỷ lệ hấp thụ cao. Bên cạnh đó, giá tại các khu vực tại ngoại thành như Củ Chi, Đức Hòa, Bình Chánh
Ông Thắng tổng Giám đốc cty Đầu tư BĐS TP.HCM nhận định: “Giá đất tăng mạnh trong thời gian qua đã hạn chế các lựa chọn đầu tư của người mua. Việc thiếu vắng nguồn cung tại TP.HCM đã giúp các khu vực lân cận được hưởng lợi.”
“Trước đây nhiều người thường chủ quan và mua bán sang tay, thiếu an toàn. Tuy nhiên từ câu chuyện này, khách hàng cần có tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng về hồ sơ pháp lý của sản phẩm cũng như giao dịch với những chủ đầu tư, môi giới có uy tín. Ngoài ra các công ty bán sản phẩm khu vực vùng ven cũng có trách nhiệm tư vấn chi tiết về pháp lý cho sản phẩm mình rao bán”, ông Thắng nói.
Khu đông TP.HCM được dự báo sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường do quỹ đất còn nhiều, thu hút các chủ đầu tư trong nước và có hạ tầng phát triển tốt như tuyến Metro 1, đường vành đai 3, Quốc lộ 22 mở rộng,
TP.HCM và Tây Ninh “bắt tay” xây 53km cao tốc TP.HCM – Mộc Bài 10 nghìn tỷ
Sáng 26/10, Bộ GTVT phối hợp với UBND TP.HCM, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị ký kết kế hoạch phối hợp triển khai dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài.
Tại buổi ký kết, ông Dương Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, cho rằng dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài là dự án trọng điểm có quy mô vốn đầu tư lớn, thực hiện đầu tư liên kết là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Tỉnh Tây Ninh cam kết sẽ làm tốt công tác nhiệm vụ của tỉnh, triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, đặc biệt là công tác GPMB.
Theo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, QL.22 là tuyến đường duy nhất kết nối TP.HCM – Mộc Bài, là cửa ngõ thông thương với Campuchia đang quá tải và ùn tắc giao thông. Lượng phương tiện đang gia tăng hằng năm, gây áp lực lên hạ tầng, ùn tắc giao thông ở cửa ngõ TP. Việc xây dựng tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài nhằm giảm áp lực cho QL22, góp phần phát triển kinh tế giữa TP.HCM – Tây Ninh. Ông Hoan cũng kỳ vọng lộ trình dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ trước năm 2025 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Dự án đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài có tổng chiều dài 53,5km với 4 làn xe (tương lai 6-8 làn). Điểm đầu của dự án là nút giao với đường vành đai 3 TP.HCM, đi song song với quốc lộ 22, kết nối với đường vành đai 4, đường Hồ Chí Minh và có điểm cuối tại Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh. Tổng vốn đầu tư của dự án là 10.700 tỷ đồng, hình thức đối tác công tư (PPP) loại hợp đồng BOT có sự hỗ trợ của nhà nước (gồm vốn đối ứng từ ngân sách và vốn vay ODA).
Về mốc thời gian, theo kế hoạch, cuối năm 2019, lãnh đạo TP.HCM và Tây Ninh tham mưu HĐND; Tháng 9/2020 phê duyệt dự án tiền khả thi. Năm 2021 bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư. Tháng 3/2021, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Từ năm 2011-2025 tập trung triển khai dự án. Năm 2025 khánh thành, đưa vào hoàn động.
Lựa chọn thanh toán
(*)Vui lòng tải về file tiến độ thanh toán để xem đầy đủ hơn. Xin cảm ơn!